Tổng quát về nồi hấp tiệt trùng
Nồi hấp là gì?
Nồi hấp tiệt trùng Automatic hay thiết bị khử trùng viết theo tiếng anh là Autoclave Sterilization sử dụng hơi nước bão hòa cũng áp suất cao để loại trừ hay tiêu diệt các vi sinh vật gây hại như: Nấm, vi rus, các bào tử… Hiện nay trên các dụng cụ thí nghiệm đều có nhưng vi khuẩn gây bất lợi đến kết quả thí nghiệm.
Ứng dụng của nồi hấp
Thật sự nồi hấp y tế được sử dụng tại rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Lĩnh vực y tế: Nồi hấp dụng cụ y tế được sử dụng để tiệt trùng các thiết bị y tế cần thiết như: Dao mổ, kẹp, banh, ống soi… trong phẫu thuật. Tiệt trùng cả các loại vải: Quần áo phẫu thuật hay quần áo bệnh nhân. Gấp các mẫu thải bỏ có nguy cơ gây phát tán các loại vi khuẩn vi rút, nguồn phát ra các loại bệnh.
- Lĩnh công nghiệp: Nồi hấp tiết trùng được sử dụng để có thể tiệt trùng các sản phẩm mà nó cần có yêu cầu về độ tiệt trùng chẳng hạn như: Các loại ống hút bằng tre hay các loại cọ thủy tinh.
- Lĩnh vự thực phẩm: Sử dụng nồi hấp để tiệt trùng các loại hộp để đồ ăn hay các loại trai lọ đựng đồ uống hay đồ hộp tùy vào từng công ty sản xuất.
- Lĩnh vực nghiêm cứu: Nồi hấp tiệt trùng dùng để tiệt trùng các loại ống nghiệm trước và sau khi thực hành thí nghiệm hóa học. Hay tiệt trùng các dạng môi trường nuôi cấy vi sinh, nuôi cấy vi sinh vật trong ống nghiệm.
Phân loại các dạng nồi hấp phòng thí nghiệm
Trên thị trường có rất nhiều loại nồi hấp có thể sử dụng trong phòng thí nghiệm nhưng sẽ phân loại theo các cách sau.
1. Phân loại theo kiểu dáng
- Nồi hấp để bàn: Các loại nồi hấp này thường có dung tích vừa và nhỏ thông thường là dưới 50 lít. Thiết kế để bàn có dạng hộp hình chữ nhật thiết kế khá đơn giản. Sản phẩm khá nhỏ gọn nhưng vẫn giữ được hiệu quả khi tiệt trùng, thời gian tiệt trùng nhanh chóng. Trong phòng thí nghiệm hay phòng khám vừa và nhỏ thì đây là một sự lựa chọn chất lượng.
- Nồi hấp kiểu đứng: Các sản phẩm nồi hấp đặt sàn, dạng đứng hình trụ tròn được khung thép vây quanh. Có dung tích khá lớn sử dụng để hấp các mẫu vật như dụng cụ, đồ vải, môi trường nuôi cấy. Được sử dụng rộng rãi tại các phòng khám đa khoa và phòng thí nghiệm vi sinh chuyên về nuôi cấy các loại đông trùng hạ thảo.
- Nồi hấp kiểu nằm ngang: Đây là nồi hấp có dung tích lớn nhất, có thiết kế kiểu buồng hấp nằm ngang. Nồi có thiết kế 2 buồng tách biệt gồm buồng gia tạo áp suất riêng và buồng hấp tiệt trùng. Ưu điểm: Có thể tiệt trùng với số lượng cực kỳ lớn nhưng vẫn giữ được nhiệt độ đồng đều cùng với áp suất cao, gia nhiệt nhanh. Sản phẩm chủ yếu được sử dụng tại những phòng thí nghiệm hóa học nơi mà cần phải tiệt trùng cả quần áo lẫn dụng cụ. Là sản phẩm thích hợp để nuôi cấy các dạng đông trùng hạ thảo.
2. Phân loại theo chức năng của nồi
- Nồi hấp hơi nước: Tiệt trùng bằng hơi nước bão hòa và không được trang bị chức năng sấy khô.Phù hợp cho các phòng sử dụng hấp môi trường nuôi cấy, hấp một số loại dụng cụ u tế không yêu cầu cần sấy khô hoặc cần có hệ thống sấy khô riêng biệt.
- Nồi hấp sấy khô: Nồi hấp tiệt trùng có chức năng sấy khô tự động hoặc làm thủ công. Phù hợp để tiệt trùng các loại dụng cụ phẫu thuật hay các loại quần áo mổ của bác sĩ và cả bệnh nhân.
- Nồi hấp sấy chân không: Nồi hấp được trang bị cả tính năng hút chân không phục vụ cho việc tạo chân không trước và sau khi tiệt trùng.
Với sự phát triển về khoa học cũng như kỹ thuật ngày này việc lựa chọn một sản phẩm nồi hấp phòng thí nghiệm rất quan trọng. Việc lựa chọn chính xác theo đúng công việc và định hướng của phòng đang được đặt lên hàng đâu. Sử dụng một sản phẩm đúng mục đích có thể giúp bạn tiết kiệm được công sức, tiền bạc và đem lại hiệu quả cao nhất khi làm việc.
Bài viết được sưu tầm và biên soạn bởi H2tech