Trong các hoạt động thử nghiệm và sản xuất, chúng ta cần hiểu rõ thành phần có trong từng vật liệu sử dụng. Đó là một yếu tố quan trọng để có được một kết quả chính xác. Chính vì thế, các thông số hay nồng độ dung dịch cần được đo đạc chuẩn xác. Độ nhớt là một trong những thông số quan trọng của vật chất mà chúng ta cần quan tâm. Máy đo độ nhớt là thiết bị sẽ hỗ trợ trong quá trình đo đạc độ nhớt của mẫu. Vậy máy đo độ nhớt là gì? Cách sử dụng máy đo độ nhớt như thế nào?
Máy đo độ nhớt là gì?
Máy đo độ nhớt là một thiết bị được sử dụng để đo độ nhớt của dung dịch chất lỏng. Độ nhớt là đại lượng thể hiện lực ma sát bên trong các phần tử của vật chất. Nhờ vào đại lượng độ nhớt chúng ta có thể xác định nhiều thành phần khác của vật chất. Máy đo độ nhớt sẽ hỗ trợ việc xác định độ nhớt nhanh chóng và chính xác hơn trong thử nghiệm.
Tại sao cần đo độ nhớt - ứng dụng của máy đo độ nhớt
Máy đo độ nhớt được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và sản xuất công nghiệp. Thông số về độ nhớt sẽ giúp bạn đưa ra nhiều nhận định như :
+ Độ tinh khiết của chất lỏng có hoặc không có Newton. Vì dung dịch không Newton và dung dịch Newton sẽ có đại lượng này khác nhau.
+ Nồng độ dung dịch: dựa vào thông số độ nhớt để biết được nồng độ chất hòa tan và nồng độ chất khuếch tán trong dung dịch.
+ Tính toán trong quá trình truyền nhiệt, truyền khối và vận chuyển
+ Xác định các loại dầu nhớt phù hợp với từng thiết bị cụ thể.
+ Chất lượng của thành phẩm : thành phẩm trải qua quá trình chế biến, nung nóng hay bảo quản sẽ có độ nhớt khác với bán thành phẩm. Dựa vào sự chênh lệch về độ nhớt chúng ta dễ dàng kiểm soát chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Cách sử dụng máy đo độ nhớt đúng cách
Sử dụng máy đo độ nhớt đúng kỹ thuật là điều mà mọi người đều quan tâm. Các bước thực hiện khá đơn giản nhưng cần lưu ý tránh các yếu tố làm sai lệch kết quả. Mỗi loại thiết bị đo độ nhớt sẽ có cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản nguyên tắc hoạt động và phương pháp đo của máy đo độ nhớt giống nhau nên cách sử dụng được thực hiện như sau.
Để đo độ nhớt, đầu tiên bạn cần lựa chọn spindle thích hợp, lưu ý điều chỉnh thiết bị ở tốc độ phù hợp. Lượng mẫu sử dụng để đo thông thường khoảng 500ml sẽ có kết quả chính xác nhất. Kết quả đo sẽ được hiển thị ở đơn vị cP và nhiệt độ mẫu. Bạn nên thực hiện phép đo 3 lần liên tiếp để lấy giá trị trung bình. Tùy thuộc vào từng loại máy mà bạn có thể dùng trực tiếp kết quả đó hoặc phải dùng kèm theo các bộ lập trình hay bộ hiển thị.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đo độ nhớt
Trong quá trình đo độ nhớt, người đo cần lưu ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng làm thay đổi kết quả đo. Một số yếu tố dưới đây được khảo sát tác động trực tiếp đến độ nhớt của mẫu:
- Nhiệt độ : chỉ cần có một sự chênh lệch nhiệt độ nhỏ nhưng kết quả độ nhớt đã có sự biến đổi đáng kể. Chính vì thế, để đảm bảo kết quả đo chính xác cần kiểm soát nhiệt độ như nhau tại thời điểm đo.
- Tỷ lệ trượt : tác động của tốc độ trượt cũng làm thay đổi không ít đến độ nhớt mẫu.
Để lựa chọn được máy đo độ nhớt chất lượng uy tín, chúng ta cần tìm đúng địa chỉ cung cấp. Một trong những công ty chuyên về thiết bị thí nghiệm đó là Công ty CP Thiết Bị Khoa Học H2TECH. Khách hàng có bất kỳ nhu cầu nào về các thiết bị, nội thất, dụng cụ phòng thí nghiệm hãy liên hệ cho H2TECH để được tư vấn cụ thể.
Bài viết hữu ích khác:
- Tại sao nên lựa chọn lò nung Nabertherm cho phòng thí nghiệm?
- Máy ly tâm máu là gì – nơi bán máy ly tâm máu uy tín
- Tủ ấm phòng thí nghiệm – cấu tạo và phân loại tủ ấm